Trước khi quyết định mang thai lần 2, mẹ cần cân nhắc các vấn đề như sức khỏe, sự phục hồi cơ thể, điều kiện kinh tế gia đình hay độ tuổi, sức khỏe của con lớn.
Những mẹ có kế hoạch rõ ràng, chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý, kinh tế trước khi mang thai chắc chắn sẽ có một thai kỳ suôn sẻ và thuận lợi hơn. Đặc biệt, nếu mẹ đã sinh con đầu lòng thì càng cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mang thai lần hai. Nếu nàng thuộc 4 kiểu phụ nữ sau thì đừng vội mang thai lần nữa.
1. Người ốm đau, sức khỏe không cho phép
Sau lần vượt cạn đầu tiên, nếu mẹ gặp phải những vấn đề về sức khỏe, để lại những di chứng nặng nề cho cơ thể thì đừng vội mang thai thêm em bé. Hoặc mẹ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư,… cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai.
Nếu hai vợ chồng nhất quyết muốn sinh thêm con thì hậu quả là nguy cơ sẩy thai, phá thai là rất cao. Hơn nữa, đứa trẻ sinh ra trong tình trạng sức khỏe không tốt của người mẹ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau. Điều này bao gồm nguy cơ thai nhi kém phát triển thể chất và chậm phát triển trí não từ trong bụng mẹ.
Các mẹ cần cân nhắc kỹ các vấn đề về sức khỏe, tâm lý và kinh tế trước khi mang thai lần hai. (Hình ảnh minh họa)
2. Người mới sinh con dưới 2 năm.
Dù là mẹ sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai hay sinh ngả âm đạo thì thời điểm tốt nhất để sinh con thứ 2 là sau khi sinh con đầu lòng 2 năm. Quá trình mang thai và sinh nở khiến mẹ mất rất nhiều năng lượng và cơ thể sẽ cần thời gian để hồi phục. Nếu mẹ mang thai ngay lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho tử cung nói riêng và cơ thể nói chung.
Đối với những mẹ sinh mổ thì khoảng cách 2 năm giữa 2 lần mang thai lại càng quan trọng hơn. Nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thai trên sẹo mổ lấy thai hoặc vỡ tử cung khi mang thai sớm sau mổ lấy thai là rất cao, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
3. Điều kiện kinh tế gia đình chưa cho phép
Không thể phủ nhận rằng điều kiện kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thai kỳ của người mẹ. Vì vậy, nếu điều kiện kinh tế gia đình chưa đủ để vừa đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho bé đầu lòng và mẹ bầu đừng vội sinh con thứ hai.
4. Người có con đầu lòng bị ốm hoặc quá nhỏ.
Bên cạnh sức khỏe của mẹ thì sức khỏe của em bé đầu lòng cũng cần được quan tâm trước khi mẹ quyết định sinh thêm con. Nếu em bé bị ốm, có bệnh và cần người chăm sóc thì mẹ sẽ rất khó mang thai lại, vất vả cho cả mẹ, bé đầu lòng và em bé trong bụng mẹ.
Sức khỏe và tâm lý của em bé đầu lòng cũng có thể bị ảnh hưởng khi mẹ sinh thêm con. (Hình minh họa)
Nhiều em bé khỏe mạnh nhưng còn quá nhỏ cũng có thể gặp phải những biến chứng về tâm lý và lo lắng khi mẹ sinh thêm con. Nếu cha mẹ quyết định sinh thêm con mà không được sự đồng ý của con lớn sẽ dễ dẫn đến ganh đua và gây thương tích cho các con. Con cái còn quá nhỏ để hiểu được sự chia sẻ tình yêu thương của mẹ dành cho một người khác. Kết quả là đứa lớn khó hòa đồng với đứa nhỏ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của đứa lớn. Hơn nữa, con cái cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn, gây ra những rắc rối khác trong gia đình.
Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và một gia đình hạnh phúc, các bậc cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sinh bé thứ hai. Nếu chưa có kế hoạch mang thai thì việc tránh thai sau sinh là vô cùng cần thiết để tránh trường hợp “vỡ kế hoạch”, buộc phải sinh thêm con khi mẹ và cả nhà chưa sẵn sàng.
Nguồn: http: //thoidaiplus.giadinh.net.vn/nam-trong-so-4-kieu-ba-me-nay-chi-em-dung-voi-mang-ba …
Hầu hết các bà mẹ đều nói rằng con gái họ giống hệt bố và rất ít người nói rằng con gái họ giống mẹ.
Theo Ngọc An (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)